Apple dường như muốn từ bỏ vi xử lý x86 trên máy Mac để chuyển sang vi xử lý dòng A do chính mình sản xuất.
Apple dường như muốn từ bỏ vi xử lý x86 trên máy Mac để chuyển sang vi xử lý dòng A do chính mình sản xuất.
Apple sẽ giúp các nhà phát triển dễ dàng hơn trong việc kết hợp các ứng dụng dành cho iOS và macOS thành một. Theo một bản tin mới đây từ Bloomberg News, dự án với tên gọi "Marzipan" được kỳ vọng sẽ khuyến khích các nhà phát triển mang ứng dụng lên App Store và nâng cao lợi nhuận thu được từ cửa hàng ứng dụng này này bằng cách mang lại cho họ khả năng viết một ứng dụng duy nhất nhưng có thể chạy trên mọi nền tảng của Apple. Bước đầu tiên trong dự án là cho phép các nhà phát triển chạy ứng dụng iOS trên macOS, bắt đầu từ năm 2021.
Đây được cho là động thái của Apple nhằm xây dựng nền tảng vững chắc cho một chiếc máy Mac dùng vi xử lý ARM, bằng cách cho phép các nhà phát triển có thể lựa chọn cả vi xử lý ARM hoặc x86 (Intel). Với việc thay thế các vi xử lý Intel bằng vi xử lý ARM thuộc dòng A của chính mình, Apple sẽ kiểm soát sâu hơn đối với nền tảng macOS và giúp sản phẩm của họ khác biệt hơn nữa so với các PC chạy Windows.
Dù có thể các hệ thống desktop của Apple sẽ phải chấp nhận đánh đổi một chút hiệu năng cao cấp khi chuyển sang ARM, nhưng kiến trúc này đã chứng minh được khả năng tiết kiệm điện cực tốt, trong khi vẫn đảm bảo được hiệu năng đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng, biến nó thành một thành phần lý tưởng cho các laptop mỏng và nhẹ. Chiếc iPad Pro 12.2-inch mới nhất của Apple thực sự là một chiếc máy tính mạnh mẽ, với vi xử lý A-12X Bionic 7nm. Vi xử lý này có 8 lõi ARM, 7 lõi GPU và một Neural Engine để phục vụ các tác vụ machine learning. Trong quá trình sử dụng các ứng dụng năng suất thông thường, hiệu năng đáp ứng tuyệt vời, chỉ có một điểm đáng tiếc là iOS vẫn có rất nhiều hạn chế khiến nó không thể sánh với macOS được.
Trước đây, đã có nhiều tin đồn rằng Apple sắp thay thế chip Intel bằng chip của riêng mình. Xa hơn, vào năm 1994, hãng đã từ bỏ kiến trúc Motorola 68000 trên những máy tính Macintosh 1984 nguyên bản để chuyển sang PowerPC được thiết kế bởi Apple/IBM/Motorola. Tiếp đó, sau 12 năm, Apple tiếp tục chuyển từ PowerPC sang vi xử lý Intel x86 vào năm 2006. Đến nay, quãng thời gian hãng sử dụng vi xử lý Intel Core đã lên đến con số 13, và năm 2020 hoặc 2021 có lẽ là deadline cho một cuộc chuyển đổi nền tảng tiếp theo.
Tất nhiên, chuyển Mac sang ARM sẽ gặp nhiều thách thức, nhưng Apple thường vẫn thích kiểm soát hệ sinh thái của họ càng nhiều càng tốt, trong quá trình đó, họ cũng ngó lơ dần các nhà cung ứng. Ví dụ, sau nhiều năm sử dụng chip đồ hoạ tích hợp Imagination Technology PowerVR, công ty công bố đã phát triển GPU riêng và không tiếp tục trả phí bản quyền cho Imagination nữa. Còn có nhiều tin đồn rằng Apple đang dự định phát triển modem di động "chính chủ" sau sự việc hãng công bố kế hoạch xây dựng một trụ sở mới ở San Diego, ngay sân sau của nhà cung ứng modem cho iPhone, cũng là kẻ dẫn đầu thị trường chip di động, Qualcomm.
Apple tuỳ tiện quyết định không trả phí bản quyền FRAND trên những chiếc iPhone cho Qualcomm, và thay vào đó là... kiện nhà cung ứng này. Bởi vụ kiện, Intel hiện đã trở thành nhà cung ứng modem cho iPhone và iPad. Nhưng điều đó sẽ kéo dài trong bao lâu? Apple có lẽ sẽ sớm thấy rằng mình quá phụ thuộc vào Intel.
Apple sẽ giúp các nhà phát triển dễ dàng hơn trong việc kết hợp các ứng dụng dành cho iOS và macOS thành một. Theo một bản tin mới đây từ Bloomberg News, dự án với tên gọi "Marzipan" được kỳ vọng sẽ khuyến khích các nhà phát triển mang ứng dụng lên App Store và nâng cao lợi nhuận thu được từ cửa hàng ứng dụng này này bằng cách mang lại cho họ khả năng viết một ứng dụng duy nhất nhưng có thể chạy trên mọi nền tảng của Apple. Bước đầu tiên trong dự án là cho phép các nhà phát triển chạy ứng dụng iOS trên macOS, bắt đầu từ năm 2021.
Đây được cho là động thái của Apple nhằm xây dựng nền tảng vững chắc cho một chiếc máy Mac dùng vi xử lý ARM, bằng cách cho phép các nhà phát triển có thể lựa chọn cả vi xử lý ARM hoặc x86 (Intel). Với việc thay thế các vi xử lý Intel bằng vi xử lý ARM thuộc dòng A của chính mình, Apple sẽ kiểm soát sâu hơn đối với nền tảng macOS và giúp sản phẩm của họ khác biệt hơn nữa so với các PC chạy Windows.
Dù có thể các hệ thống desktop của Apple sẽ phải chấp nhận đánh đổi một chút hiệu năng cao cấp khi chuyển sang ARM, nhưng kiến trúc này đã chứng minh được khả năng tiết kiệm điện cực tốt, trong khi vẫn đảm bảo được hiệu năng đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng, biến nó thành một thành phần lý tưởng cho các laptop mỏng và nhẹ. Chiếc iPad Pro 12.2-inch mới nhất của Apple thực sự là một chiếc máy tính mạnh mẽ, với vi xử lý A-12X Bionic 7nm. Vi xử lý này có 8 lõi ARM, 7 lõi GPU và một Neural Engine để phục vụ các tác vụ machine learning. Trong quá trình sử dụng các ứng dụng năng suất thông thường, hiệu năng đáp ứng tuyệt vời, chỉ có một điểm đáng tiếc là iOS vẫn có rất nhiều hạn chế khiến nó không thể sánh với macOS được.
Trước đây, đã có nhiều tin đồn rằng Apple sắp thay thế chip Intel bằng chip của riêng mình. Xa hơn, vào năm 1994, hãng đã từ bỏ kiến trúc Motorola 68000 trên những máy tính Macintosh 1984 nguyên bản để chuyển sang PowerPC được thiết kế bởi Apple/IBM/Motorola. Tiếp đó, sau 12 năm, Apple tiếp tục chuyển từ PowerPC sang vi xử lý Intel x86 vào năm 2006. Đến nay, quãng thời gian hãng sử dụng vi xử lý Intel Core đã lên đến con số 13, và năm 2020 hoặc 2021 có lẽ là deadline cho một cuộc chuyển đổi nền tảng tiếp theo.
Tất nhiên, chuyển Mac sang ARM sẽ gặp nhiều thách thức, nhưng Apple thường vẫn thích kiểm soát hệ sinh thái của họ càng nhiều càng tốt, trong quá trình đó, họ cũng ngó lơ dần các nhà cung ứng. Ví dụ, sau nhiều năm sử dụng chip đồ hoạ tích hợp Imagination Technology PowerVR, công ty công bố đã phát triển GPU riêng và không tiếp tục trả phí bản quyền cho Imagination nữa. Còn có nhiều tin đồn rằng Apple đang dự định phát triển modem di động "chính chủ" sau sự việc hãng công bố kế hoạch xây dựng một trụ sở mới ở San Diego, ngay sân sau của nhà cung ứng modem cho iPhone, cũng là kẻ dẫn đầu thị trường chip di động, Qualcomm.
Apple tuỳ tiện quyết định không trả phí bản quyền FRAND trên những chiếc iPhone cho Qualcomm, và thay vào đó là... kiện nhà cung ứng này. Bởi vụ kiện, Intel hiện đã trở thành nhà cung ứng modem cho iPhone và iPad. Nhưng điều đó sẽ kéo dài trong bao lâu? Apple có lẽ sẽ sớm thấy rằng mình quá phụ thuộc vào Intel.